Để thể hiện sự đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham dự bất kỳ giải đấu nào được WPA chấp thuận. Trừ khi lệnh cấm được gỡ bỏ, chúng tôi sẽ vắng mặt tại giải Trung Quốc mở rộng, giải 8 bi và những sự kiện còn lại trong năm 2024", Shane Van Boening chia sẻ.
Trong khi đó, cơ thủ hàng đầu thế giới Jayson Shaw thể hiện quan điểm: "Một số chuyện ngớ ngẩn đang diễn ra trong thế giới Billiards. Chúng tôi biết về lệnh cấm do ACBS và WPA áp đặt đối với các VĐV châu Á tham gia các sự kiện WNT, bao gồm cả giải Hanoi Open.
Chúng tôi không đồng ý với lệnh cấm này và luôn đoàn kết với các các VĐV. Với tinh thần đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện nào được WPA tổ chức trong thời gian còn lại của năm 2024 trừ khi các lệnh cấm này được dỡ bỏ. Chúng tôi sát cánh cùng nhau".
![]() | ![]() |
Johann Chua - một cơ thủ nổi danh của châu Á, lên tiếng:"Tôi thực sự thất vọng với tư cách là một VĐV, vì chúng tôi không thể tự do chơi môn thể thao mà tất cả chúng tôi đều yêu thích.
Chúng tôi không đồng ý với những lệnh cấm này. Với sức mạnh của các VĐV, đồng nghiệp, đoàn kết và sát cánh bên nhau trong tình đoàn kết, chúng tôi sẽ không tham gia bất kỳ sự kiện nào được WPA chấp thuận trong thời gian còn lại của năm 2024 trừ khi những lệnh cấm này được dỡ bỏ".
Về phía các cơ thủ Việt Nam, tay cơ Dương Quốc Hoàng lên tiếng: "Tôi thực sự hoang mang và chán nản vì những thông tin này liên tục được đưa ra một cách rất vô lý và không rõ ràng khiến cho bản thân tôi và nhiều VĐV khác gặp rất nhiều rắc rối và mệt mỏi, thiệt hại cả về kinh tế và tinh thần. Và giờ đây, việc tệ hại đó lại đang tiếp tục đang xảy ra...
Xin các tổ chức hãy trở nên thật chuyên nghiệp và làm việc đúng chức năng trên cơ sở vì mục tiêu chung, sứ mệnh là phát triển môn chơi - phát triển thể thao. Billiards Việt Nam Việt Nam và cơ thủ Việt Nam cần được tôn trọng, được đối xử công bằng".
Cùng với sự lên tiếng của mình, Dương Quốc Hoàng khẳng định anh chắc chắn tham dự giải Hà Nội Open, muốn được đại diện cho quốc gia tham dự giải vô địch thế giới 8 bi, tham gia giải Hồ Chí Minh Open, tham gia mọi giải đấu và yêu cầu lệnh cấm phải được dỡ bỏ sớm nhất.
Trước đó, ACBS bất ngờ ra thông báo cấm quan chức, VĐV, HLV Việt Nam tham gia các hoạt động, giải đấu của châu Á và quốc tế trong 6 tháng, tính từ ngày 13/6/2024 tới hết ngày 12/1/2025. Án phạt áp dụng cho các nội dung pool và snooker, trong khi carom tạm thời chưa ảnh hưởng. Thông báo của ACBS được gửi tới Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam hôm 13/7.
ACBS đưa ra lý do dẫn đến lệnh cấm là vì phía Việt Nam tổ chức một số giải đấu billiards tại Hà Nội trong thời gian qua. Ngoài ra, Hà Nội cũng cấp phép tiếp tục tổ chức giải pool kể trên vào tháng 10/2024 và chặng đấu PBA (Hiệp hội Billiards chuyên nghiệp của Hàn Quốc) trong thời gian tới.
Gần nhất, Việt Nam tổ chức giải Pool Hà Nội Open vào tháng 10/2023. Giải này được Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho phép diễn ra, thuộc hệ thống World Nineball Tour (WNT) của Matchroom Pool.
Hai công ty đứng ra tổ chức giải là Matchroom (Anh) và Vietcontent (Việt Nam). Điều đáng nói, giải này không nằm trong hệ thống của Hiệp hội Pool thế giới (WPA) và ACBS.
Với lệnh cấm của ACBS, các cơ thủ của tuyển billiards Việt Nam không được dự Đại hội thể thao trong nhà và võ thuật châu Á 6 (AIMAG 6) vào tháng 11 tới tại Thái Lan. Ngoài ra, giải Billiards Carom 3 băng vô địch cá nhân thế giới tại Bình Thuận vào tháng 9/2024 có thể bị ảnh hưởng.
Mẹ chồng tôi chuyên chơi lô đề, cờ bạc… Nhiều lần, bà nợ đến vài chục triệu do ham đỏ đen. Chồng tôi ngậm đắng, cày tiền trả giúp mẹ.
Trước khi kết hôn, anh cũng thú nhận hết chuyện gia đình, để tôi thông cảm và chuẩn bị tư tưởng.
![]() |
Ảnh: B.N |
Tôi nghĩ, sau này làm dâu, mình không can thiệp vào việc của mẹ chồng là được. Kinh tế vợ chồng làm ra, tính toán tiết kiệm, không cho chồng đi giải quyết hậu quả cho mẹ như vậy.
Quan điểm này tôi cũng nêu rõ với chồng và nhận được sự đồng thuận của anh.
Ngày cưới, mọi chuyện diễn ra suôn sẻ. Hai bên ăn uống linh đình, vui vẻ.
Nhà đẻ tặng tôi 1 cây vàng làm của hồi môn, còn mẹ chú rể trao cho tôi số vốn nhỏ là 2 chỉ vàng.
Tiệc cưới tàn, vợ chồng tôi về phòng nghỉ ngơi. Cánh cửa chưa kịp khép, mẹ chồng bất ngờ đi vào, giục tôi tháo vàng đưa cho bà.
Tôi ngạc nhiên trước yêu cầu đó, quay ra hỏi: “Vàng của con, mẹ giữ làm gì ạ?".
Mẹ chồng nói, vợ chồng tôi còn trẻ, chưa biết quản lý tài chính. Tiền mừng cưới và vàng nên đưa bà giữ hộ.
Bà có 4 con trai, từ trước đến nay, 3 con dâu lớn đều đưa vàng cưới cho bà cầm. Đó là nguyên tắc tồn tại nhiều năm trong gia đình, vì vậy tôi cũng phải theo.
Ngoài ra, mẹ chồng còn cho biết, 2 chỉ vàng bà trao cho tôi chỉ nhằm mục đích làm màu với thiên hạ. Bà phải đi vay tiền để mua, giờ tôi tháo ra cho bà bán, lấy tiền trả nợ.
Tôi tất nhiên không đồng tình, lên tiếng phản đối. “Một cây vàng là nhà ngoại con cho, là tài sản cá nhân, con đủ lớn để tự định đoạt. Hai chỉ vàng kia mẹ tuyên bố tặng, giờ đi đòi lại như vậy rất buồn cười”.
Hai mẹ con lời qua tiếng lại ngay đêm tân hôn của tôi. Mặc dù tôi chỉ nói lý lẽ, không văng tục câu nào nhưng mẹ chồng làm ầm ĩ nói tôi hỗn xược.
Chồng tôi thấy mẹ và vợ căng thẳng, chỉ nói nước đôi rồi đưa ra phương án: Vàng bên nhà gái tôi giữ, còn 2 chỉ vàng đưa lại bà.
Tôi mới về làm dâu ngày đầu, không muốn căng thẳng nên đành đồng ý. Mẹ chồng nhận 2 chỉ vàng rồi ném cho tôi cái nhìn đầy lửa giận.
Chồng tôi phân tích, “Anh biết là mẹ không đúng nhưng mình là phận con, chiều bà cho dĩ hòa vi quý”.
Câu nói của chồng như thêm dầu vào lửa. Tôi không đồng tình với suy nghĩ đó của anh. Anh thừa biết mẹ là người ham vui đỏ đen, bao nhiêu cũng thấy thiếu.
Nếu sau này việc gì cũng nhân nhượng, cũng chiều bà, đến lúc bà ôm đống nợ lớn, hai vợ chồng tôi lại è cổ ra trả giúp hay sao?
Chưa kể, số vàng của hồi môn, tôi đưa bà cầm nhưng nhỡ may bà khát bạc, lại mang đi sát phạt.
Tôi xin nói thêm, chồng tôi là con út. Vợ chồng tôi ở với bà, 3 anh lớn ra ở riêng. Chồng tôi kiếm ra tiền, hợp với mẹ và cũng là người hiếu thảo nhất với bà.
Sau hôm đó, tôi khổ sở vì bị mẹ chồng săm soi, giở đủ trò để nhiếc móc. Bữa nào bà cũng chê cơm tôi nấu là đồ cho động vật ăn chứ không phải người.
Từ bé đến lớn, tôi được nuôi dạy trong gia đình nề nếp, chuẩn mực về lời ăn tiếng nói. Chồng tôi cũng là người tử tế. Tôi chẳng hiểu sao anh lại có người mẹ như vậy?
Mẹ tôi biết chuyện, xót con liền sang nhà thông gia đón con gái về. Mẹ tôi khuyên ly hôn sớm cho đỡ khổ. Cả đời ở với mẹ chồng quá quắt, sa đà tệ nạn cũng chẳng sung sướng gì.
Chồng tôi đứng giữa hai bên, khuyên tôi về xin lỗi mẹ và hứa sẽ dọn ra ở riêng.
Tôi không biết nên tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa hay không?
Xin hãy cho tôi lời khuyên!
Lần đi chợ với mẹ người yêu đã khiến tôi được mở rộng tầm mắt. Nhưng 'nóng nhất' vẫn là lúc tôi muối mặt nghe câu mỉa mai từ cô bán rau.
" alt=""/>Đêm tân hôn, mẹ chồng đòi con dâu đưa lại 2 chỉ vàng cướiPGS.TS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, nhận định nhiều trẻ dù chưa biết gì về Toán đã thấy môn học này rất khó, do cách nhìn nhận của người lớn. Vì thế, các em sợ và không chịu học. Nhiều em thì chỉ cố học vì thành tích, làm hài lòng người lớn.
"Khi dạy các lớp chuyên Toán, tôi phát hiện nhiều em không biết bản thân say mê điều gì trong Toán học, chỉ biết đỗ vào lớp chuyên Toán là điều gì đó mà mọi người rất ngưỡng mộ", bà Thơ nói. Bà là tiến sĩ Toán học, nguyên giảng viên khoa Toán, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Việc học sinh sợ Toán, theo bà Thơ, còn đến từ môi trường giáo dục. Khi đến một số trường tiểu học tại Hà Nội, bà ngạc nhiên vì giáo viên chỉ giảng và giao bài, những gì học sinh được tiếp cận là các bài toán in trong sách hoặc phiếu bài tập.
"Cách dạy và học này không đúng quy trình, khiến trẻ không yêu thích môn Toán", bà nói.
TS Toán học Trần Nam Dũng, Phó hiệu trưởng trường Phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP HCM, cũng nhận thấy học sinh yêu thích môn Toán ngày càng ít và càng lớn thì sự yêu thích của các em với môn học này càng giảm.
Ông Dũng chỉ ra một số nguyên nhân như chương trình học càng lên cao càng khó, khắc nghiệt hơn, thời gian được "chơi với Toán" ít đi. Bên cạnh đó, việc dạy Toán ở các bậc học cao vẫn theo lối diễn dịch, tức thầy cô giảng, học sinh học và áp dụng làm bài tập. Thay vì dẫn dắt để học sinh tìm ra công thức nào đó, giáo viên thường cung cấp luôn để các em giải quyết nhanh vấn đề, khiến học sinh thụ động, nhớ theo kiểu cơ học.
"Đây là điều chống chỉ định trong sự phát triển tư duy về Toán học", ông Dũng nói, cho biết ngay cả ở các lớp chuyên Toán, đáng lẽ học sinh phải chủ động nhưng do một vài yếu tố, ví dụ học thêm nhiều, học sinh trở nên thụ động. Cũng có em vì cảm thấy bị áp đặt nên chán Toán.